Ngọc Lan - Mộc Lan

Friday, December 30, 2005

Ngọc Lan - Mộc Lan

Ngọc Lan nằm trong nhóm Michelia, thuộc họ Magnoliaceae - họ Hoa Mộc Lan. Đặc điểm của những loài thuộc họ Mộc Lan này là dạng cây thân gỗ, lá to bản hình thuyền, hương thơm đậm, cánh hoa mịn như sáp, màu trắng ngà, đôi khi hồng, vàng...










HOA MỘC LAN

Sự cao quý

Tên tiếng Anh : Magnolia
Ý nghĩa : Sự thanh cao, quý phái - Nobility
Lòng nhân từ, quảng đại - Benevolence
Vẻ đẹp lộng lẫy - Magnificience
Thông điệp : Tình yêu thiên nhiên - Love of Nature
Bang Mississippi (U.S) còn được gọi là Magnolia State do Magnolia vừa là biểu tượng hoa (State Flower) vừa là biểu tượng cây (State Tree) của tiểu bang. Magnolia cũng còn là biểu tượng hoa của bang Louisiana

Một chi tiết khá thú vị về nguồn gốc của cái tên "Magnolia" ngày nay : khi được đưa sang châu Âu năm 1688 từ Virginia, do không biết tên châu Á của loài hoa này, những nhà phân loại học đã đặt tên cho Mộc Lan là Magnolia để tưởng nhớ Pierre Magnol, vị giáo sư - nhà thực vật học và y học, giám đốc vườn cảnh ở Montpellier của Pháp vào đầu thế kỷ 18 (ông mất năm 1715).

Họ Mộc Lan là một trong những loài cây có hoa lâu đời nhất trên thế giới từng sống suốt thời đại khủng long. Những hóa thạch của chúng đã được tìm thấy trong những phiến đá trên 100 triệu năm tuổi ở nhiều nơi như châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ. Người Trung Quốc đã trồng Magnolia denudata từ thế kỷ thứ 7.Tiếng Trung Quốc tên hoa là "Yu-Lan" có nghĩa là ("Jade Orchid") Lan Ngọc. Người Nhật Bản trồng Magnolia Stellata từ hàng thế kỷ và gọi nó là "Shidekobushi". Còn Champaca lại là đại diện cho họ Mộc Lan này ở vùng Ấn Độ, Java và quần đảo Philippine.

Có nguồn gốc từ châu Á (được trồng từ lâu ở châu Á), sau khi được đưa sang Mĩ, Magnolia trở nên rất phổ biến ở miền Nam, thuộc hàng top 10 của những loài cây có hoa ở Mĩ. Cả hai bang Louisiana và Mississippi đều chọn Magnolia làm biểu tượng hoa cho tiểu bang của mình.

Mississippi - The Magnolia State

Ngày 28 tháng 11 năm 1900, các trẻ em là học sinh ở Mississippi bỏ phiếu để bầu chọn ra bông hoa đại diện cho tiểu bang từ 42 loại hoa khác nhau được đề cử. Và, kết quả cuối cùng, hoa Mộc Lan (Magnolia) đã nhận được 12745 trên tổng số 23278 phiếu (xếp thứ hai là Hoa Bông Vải - Cotton Blossom : 4171 phiếu, thứ ba là Cape Jasmine : 2484 phiếu...).Nhưng lúc này, Magnolia vẫn chưa thực sự là bông hoa của tiểu bang vì cơ quan lập pháp chưa "chính thức hóa" nó.

Năm 1935, the Director of Forestry phát động phong trào chọn biểu tượng cây cho tiểu bang (State Tree). Bốn loài cây được đề cử là : Mộc Lan (Magnolia), Sồi (Oak), Thông (Pine) và Sơn Thù Du (Dogwood). Và lần này, Magnolia lại "chiến thắng" áp đảo. Ngày 1 tháng 4 năm 1938, cơ quan lập pháp Mississippi chính thức công nhận Magnolia là biểu tượng cây của tiểu bang.

Ngày 26 tháng 2 năm 1952, hoa Mộc Lan lần cuối cùng chính thức được công nhận là bông hoa của Mississippi.

Louisiana

Louisian chính thức công nhận Magnolia là State Flower của mình vào ngày 1 tháng 8 năm 1900. Thế nhưng, đến thập niên 1950, hiệp hội Hoa Diên Vĩ Louisiana (Louisiana Iris Soceity) quyết định đã đến lúc phải thay đổi và họ đề cử Iris làm State Flower, đồng thời cũng xếp một phiếu cho Magnolia làm biểu tượng cây - State Tree của tiểu bang nhằm xoa dịu các "Magnolia fans".

Một cuộc tranh cãi không tránh khỏi đã nổ ra sau đó. Những người ái mộ Magnolia may mắn vì lúc ấy đang là thời điểm hoa Mộc lan nở, chứ không phải là hoa Diên Vĩ. Những Iris fans đưa ra lý lẽ là Magnolia sống khắp nơi miền Nam trong khi đó "the Louisiana blue iris" là độc nhất ở Louisiana. Hơn nữa, nhiều cư dân Louisiana có họ hàng nguồn gốc từ Pháp, mà Iris là loài hoa biểu tượng của nước Pháp.

Tuy nhiên, cuối cùng Magnolia vẫn giữ được chiếc vương miện của mình. Sau đó, Louisiana xem "the Louisiana blue iris" như là State wildflower của mình.


Mộc Lan được trồng để lấy bóng mát, gỗ của nó cũng được dùng để đóng những canô lớn và đồ đạc nội thất. Hoa được cất lấy để chế tạo nước hoa. Nụ hoa được sắc lên, pha uống như một loại thuốc bổ. Người Trung Quốc sử dụng hoa để trị viêm xoang và làm thông mũi.

Về tác dụng chữa bệnh của cây Ngọc Lan, các bạn có thể tham khảo bài sau đây ở Vnexpress :

http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2001/11/3B9B654C/

"Ngoài tác dụng làm cảnh, cây ngọc lan còn hiệu quả trong điều trị các bệnh kinh nguyệt không đều, tiểu tiện khó, bạch đới, đau bụng kinh... Cả thân, lá và hoa ngọc lan đều có thể dùng làm thuốc".

Golden Champa - Bông hoa thiêng của Ấn Độ

Champa là loài cây thuộc họ Magnolia phổ biến ở Ấn Độ. Cây được trồng ở những nơi cao quý, tôn nghiêm, những đền thờ...nơi mà vẻ đẹp và hương thơm thanh tao của loài hoa này như làm cho khung cảnh xung quanh nó thêm trong sạch, tinh khiết. Phụ nữ thích cài nụ hoa trên mái tóc dài đen nhánh của họ để hương thơm lan sang cả tóc, cả mỗi bước chân đi. Người ta nói rằng, khi một người cầm một bông hoa Champa đáng yêu trên tay, họ có thể dễ dàng tiếp cận được chiếc cầu nối giữa hai thế giới - "the seen & unseen worlds". Dáng vẻ hoàn hảo và hương thơm dịu dàng của bông hoa có thể đánh thức những khát vọng cao cả và những phẩm chất tốt đẹp, thánh thiện ẩn sâu trong trái tim con người.

Nhà thơ lớn của Ấn Độ - Rabindranath Tagore cũng đã từng viết một bài thơ tên là "Đóa hoa Sampa" (bản dịch của Nguyễn Đình Thi) :

"Giá mà con hóa thành một đóa hoa Sampa ! Con sẽ mọc trên cành cây kia cao tít; gió đưa con sẽ lắc lư, con sẽ cười to, và con múa giữa những đám lá non vừa xòe nở : Mẹ có nhận ra con được không, mẹ yêu ?

Mẹ sẽ gọi : "Con ơi, con đâu rồi ?" Con cười không thành tiếng và con cứ nín thít. Con sẽ hé cánh đứng yên nhìn xem mẹ làm.

Tắm xong, tóc còn ướt xõa trên vai, mẹ đi qua dưới bóng cây Sampa vào sân trong nhà cầu nguyện. Thấy thoảng hoa thơm, mẹ không biết đó là hương thơm của con.

Ăn trưa xong, mẹ ngồi bên cửa sổ xem sách Ramayana, bóng cây rập rờn trên tóc và trên đầu gối mẹ, con sẽ in cái bóng nhỏ xíu lên trang sách, đúng nơi mắt mẹ đang xem. Nhưng mẹ có đoán ra không, đó là cái bóng xinh của con ?

Đêm mẹ ra chuồng bò, tay mẹ cầm đèn, con sẽ buông mình cho rơi xuống đất, bấy giờ con trở lại thành con của mẹ, và con đòi mẹ kể chuyện cho nghe..."